Bánh gai – hương vị thân quen

Có lẽ không mấy ai còn lạ lẫm với bánh gai cả. Vì khi đi dọc đường từ Bắc vào Nam nếu dừng chân lại ở các quán ăn bạn đều bắt gặp những chiếc bánh gai được bày bán. Người thì mua làm quà, người thì mua ăn rất là nhiều. Món bánh gai làm từ bột nếp, nhân đậu xanh và lẫn một ít dừa vừa thơm vừa ngậy. Nhưng để mà nói, khi bạn ăn bánh gai ở các nơi thì bánh gai đặc sản của Ninh Giang – Hải Dương chắc không phải ai cung được thưởng thức rồi. Khi ăn bánh gai ở đây, nhưng bạn sẽ cảm nhận được cái hương vị thân quen, mộc mạc, một đặc trưng của miền quê nhỏ bé, yên tĩnh này. Bạn ăn một lần và sẽ nhớ mãi.

Bánh gai Hải Dương
Bánh gai Hải Dương

Để làm được vỏ bánh gai màu đen, bóng mịn như thế thì những người thợ làm bánh họ làm từ bột nếp trộn đều với lá gai xay nhuyễn thành bột đã tạo nên một màu đen huyền bí, ánh lên hấp dẫn đến lạ kỳ. Nếp để làm vỏ bánh gái cũng phải chọn loại nếp ngon nhất, ở đây người ta trồng loại nếp cái hoa vàng trắng, sạch, hạt mẩy và sử dùng loại nếp này để làm vỏ bánh gai. Nếp được người thợ làm bánh ngâm qua một đêm để hạt gạo nếp được mềm rồi mới vớt ra để ráo và đem đi xay nhuyễn làm bột. Trộn đều bột gạo nếp và bột lá gai, người thợ ở đó họ cho thêm vào một chút mật được làm từ đường kính trắng cô thành dạng lỏng để cho vào trộn dễ dàng hơn.

Chỉ mới có phần vỏ bánh mà ta có thể thấy được sự công phu và tỉ mỉ của người thợ làm bánh. Nhưng để làm nhân của bánh gai còn cần một quá trình quan trọng hơn nhiều, thể hiện được hêt tinh hoa của món bánh này. Nhân bánh là sự kết hợp rất nhiều nguyên liệu mà các nguyên liệu đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Còn phần nhân bánh mới thực sự công phu và thể hiện hết tinh hoa. Nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu mà nguyên liệu nào cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng.  Vì thế, để làm nên phần nhân thơm ngọt, có vị ngậy thì ngoài nguyên liệu là đỗ xanh đãi sạch vỏ, ngâm cho mọng nước và đồ chín còn có mứt bí, mứt dừa, mứt mỡ và đường kính trắng. Và thêm một ít bí quyết gia truyền của mỗi nhà cũng làm cho phần nhân của bánh gai thêm khác.

Người thợ làm bánh gai
Người thợ làm bánh gai

Không chỉ có vậy, phần lá chuối của bánh gai cũng được chọn lựa một cách kỹ lưỡng. Lá chuối để gói bánh gai phải được rửa sạch và lau khô. Lá chuối để từ ngày hôm trước đếb hôm sau mới được sử dụng. Để lúc gói bánh lá mềm tránh khi hấp bị vỡ bánh. Lá chuối gói bánh phải là lá chuối tây, có độ dẻo dai và có mùi hương đặc trưng để gói lớp trong cùng. Còn phía ngoài có thể dùng lá chuối khô thông thường.

Bánh gai đã có từ lâu đời. Ngày xưa, bánh gai ít nên không phải lúc nào cũng được thưởng thức mà chỉ được dùng trong các dịp lễ, tết hay ngày giỗ chạp. Còn nay, bánh gai đã được làm quanh năm, trở thành đặc sản mà mỗi người con nơi đây đi xa đều không quên mang theo những chiếc bánh gai để làm quà va tự hào giới thiệu đặc sản của quê hương mình với bạn bè. Và khi đến với Hải Dương những người du khách họ cũng không quên chọn cho mình thứ quà này để về làm quà khi đến nơi này. Và luôn nhớ đến những chiếc bánh gai giản dị mà ngọt ngào, thấm đượm hương mùi vị quê hương ấy.