Nếu chỉ đề cập đến nấm, mà không quan tâm đến đặc tính của chúng, thì tính riêng tại Việt Nam cũng phải có đến hàng trăm loại khác nhau. Tuy nhiên, giữa hàng trăm loại khác nhau ấy, không phải loại nào cũng có thể ăn được. Song, nếu bạn đang tìm kiếm một danh sách các loại nấm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Nấm Hương
Nhiều nhà dinh dưỡng học muốn tôn vinh giá trị dinh dưỡng của Nấm hương, nên đã đặt cho nó cái tên ví von là hoàng hậu của các loài thực vật. Bởi theo ước tính, cứ 100g nấm hương thì sẽ chứa khoảng 12g đến 14g protein. Hàm lượng protein nhiều tới nỗi không phải loại rau nào cũng sánh được.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nấm hương không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, mà còn có khả năng làm ức chế sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư. Không những thế, nấm hương còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa các tác nhân gây lên bệnh sỏi thận và hệ đường ruột.
Nếu bạn bị thiếu máu, thiếu sắt hay thường xuyên bị huyết áp cao, thì có thể thường xuyên sử dụng nấm hương để bổ sung dinh dưỡng. Nhúng một ít nấm để ăn lẩu, hay sử dụng chúng để làm các món chay thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn. Vừa béo, vừa bùi, vừa ngậy, ngon tới ngây ngất lòng người.
2. Nấm Linh Chi
Nấm linh chi cũng là cái tên khá quen thuộc, nằm trong danh sách các loại nấm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể ăn được. Nấm không chỉ phổ biến ở Việt Nam, mà còn được biết đến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 119 hoạt chất nằm trong một cây nấm linh chi. Chúng đều là các dược chất bổ sung dinh dưỡng, ức chế các tác nhân gây bệnh, tăng đề kháng, tốt cho cơ thể người. Một số hoạt chất có lợi điển hình là: vanadium; triterpenoids; germanium hữu cơ,…Mua Nấm Linh Chi và sử dụng đều đặn có tác dụng điều hòa huyết áp cực tốt, giảm đi khả năng mắc bệnh tim mạch hay xơ vữa ở người.
Loại nấm này rất phổ biến tại Trung Hoa với các món lẩu thơm ngon. Về tới Việt Nam giống như một vị thuốc dân gian quý, chữa được nhiều bệnh ở người.
3. Nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm khá phổ biến trên thị trường. Sở dĩ có cái tên độc đáo như thế là bởi chúng được sản xuất từ rơm. Nấm rơm lành tính, đặc biệt có vị ngọt thanh. Không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, nấm rơm còn được sử dụng để chế biến nhiều bài thuốc hay. Nấm có tác dụng bố tì, hạ huyết áp. Sử dụng nấm vào những ngày nắng thì cơ thể sẽ được thanh lọc.
Có rất nhiều những món ăn thơm ngon bổ dưỡng được chế biến từ nấm. Chỉ cần cắn một miếng đã thấy giòn sần sật, cắn sâu vào trong thì vị nước trong nấm sẽ chảy ra, thơm ngon tuyệt vời.
4. Nấm mối
Nấm mối là một trong các loại nấm được ghi tên vào danh sách các thực phẩm quý hiếm. Bởi chúng không mọc quanh năm, mà chỉ vào tầm mưa tháng 6, tháng 8 thì mới xuất hiện.
Nấm mối chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, và có lợi cho sức khỏe con người. Cụ thể hơn, các món ăn được chế biến từ nấm mối có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe. Xào lên ăn sẽ cảm thấy vị thanh ngọt, còn nhúng lẩu thì thơm ngon, giòn dai, ngon khó cưỡng.
5. Nấm bào ngư
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nấm bào ngư (hay nấm sò) ở bất cứ đâu, xung quanh khu chợ nhà mình. Loại nấm này khá phổ biến, thậm chí còn được ngành y dược công nhận là dược liệu. Trong nấm bào ngư có chứa rất nhiều hàm lượng các chất tốt cho sức khỏe như lovastatin. Chất này giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp,…
Có rất nhiều công thức món ăn ngon với nấm bào ngư bạn có thể tham khảo. Chẳng hạn như xào, nấu canh, thả nồi lẩu,… Song, dù chế biến như thế nào, thì khi ăn bạn cũng vẫn sẽ cảm nhận được độ ngậy, độ ngọt bùi cùng với hương vị thơm ngon dễ đi vào lòng người.
Nấm ăn được thì không thiếu, điển hình như 5 loại nấm mà chúng tôi đã kể trên. Để thực đơn nhà mình thêm phong phú, tròn vị mà không kém phần dinh dưỡng, thì đừng bỏ lỡ nhé!